
LUNG LÁ NHÀ THỂ- ĐÔI ĐIỀU CẢM NHẬN
Cách trung tâm thành phố Cà Mau 15 km về phía tây nam, di tích lịch sử cách mạng khu căn cứ tỉnh uỷ Lung Là Nhà Thể thuộc ấp Trần Độ xã Thạnh Phú huyện Cái Nước tỉnh Cà Mau, có thể nói đây là nơi đầu tiên dành cho những người bắt đầu tìm hiểu về truyền thống cách mạng của Đảng bộ và quân dân hai tỉnh Cà Mau- Bạc Liêu.
Nằm trên khuôn viên với diện tích 2.200 mét vuông, với bố cục hài hoà. Bia kỷ niệm, vườn hoa, cây xanh, phòng trưng bày hiện vật bổ sung di tích, tạo được ấn tượng đẹp cho người đến tham quan. Ấn tượng đầu tiên khi bước vào là bia kỷ niệm cao khoản 6m với hình cờ đỏ búa liềm ngự trị trên đỉnh bia, trụ trên ngôi sao vàng năm cánh, ở giữa là bức phù điêu do hoạ sĩ Lê Công Uẩn thể hiện, mang một ý nghĩa sâu sắc- Trong lòng Tổ quốc thân yêu, dưới ánh sáng của Đảng cộng sản Việt Nam, những người làm cách mạng được chở che bằng những rạng dừa nước quen thuộc, được nhân dân nuôi dưỡng bằng những sản vật từ chính thủa ruộng mảnh vườn của mình, tạo thêm sức mạnh cho họ đạp lên xiền xích nô lệ, cưởi lên làn sóng dữ nhấn chìm bọn cướp nước và bán nước. Đặc biệt khu di tích này được xây dựng trên chính nền nhà của đồng chí Trần Văn Thời, nguyên bí thư tỉnh uỷ Bạc Liêu (nay là Cà Mau- Bạc Liêu). Hiện vật sống còn lại hiện nay là cây me mà đồng chí Trần Thời đã trồng từ thời niên thiếu. Chính nơi đây, vào những năm cuối thập niên 30 của thế kỷ hai mươi, thực dân Pháp điên cuồng đàn áp phong trào cách mạng. Nhiều cơ sở cách mạng trong tỉnh bị lộ, bị phá hoại. Nhận thấy lợi thế bí mật của khu vườn nhà mình, tuy nằm cách thị trấn Cà Mau không xa nhưng có sông rạch chằng chịt, cây cối rậm rạp, nhất là những đám lá dừa nước um tùm dùng để ngụy trang rất tốt. Đồng chí Trần Văn Thời đã chủ động dùng ngôi nhà và khu vườn của gia đình mình làm nơi hoạt động của Đảng. Những năm 1938 - 1940, Lung Lá Nhà Thể là nơi hội họp của Chi bộ ấp Tân Hưng, Quận ủy Cà Mau. Nhiều lần, Đảng bộ tỉnh Bạc Liêu họp ở đây, có Xứ ủy Nam Kỳ tham dự. Sau đó, Lung Lá Nhà Thể trở thành cơ quan thường trực của Tỉnh ủy Bạc Liêu. Tháng 10-1938 Hội nghị đại biểu thành lập Tỉnh ủy lâm thời tỉnh Bạc Liêu cũng được nhóm họp tại đây. Đặc biệt, sự kiện có tính bước ngoặt của lịch sử địa phương mà nơi này chứng kiến là cuộc họp Ban Chấp hành Tỉnh ủy Bạc Liêu mở rộng, diễn ra ngày 26-11-1940, để triển khai quyết định của Xứ ủy về cuộc khởi nghĩa Nam Kỳ, khởi nghĩa Hòn Khoai. Hội nghị thống nhất phân khu vực khởi nghĩa tại Cà Mau - Bạc Liêu thành 3 khu vực và chọn Hòn Khoai là điểm khởi phát. Cuộc khởi nghĩa Hòn Khoai đã nổ ra đúng nửa đêm ngày 13-12-1940 và nhanh chóng giành thắng lợi. Thực dân pháp hoang mang cực độ. Mặc dù sau đó chúng tàn sát dã man những chiến sĩ tham gia cuộc khởi nghĩa, (trong đó có Phan Ngọc Hiển) nhưng tinh thần cuộc khởi nghĩa đã trở nên bất diệt với thời gian, ngày 13 tháng 12 hàng năm được chọn làm ngày truyền thống cách mạng của Đảng bộ, quân dân tỉnh Cà Mau. Sự nghiệp cách mạng tại địa phương thành công không thể không nhắc đến công lao của các chiến sĩ cách mạng thời tiền khởi nghĩa. Để ghi công của những chiến sĩ cách mạng trung kiên này, tên và hình ảnh gia đình của đồng chí Trần Văn Thời cùng các đồng chí luôn được lưu giữ tại nhà trưng bày trong khuôn viên khu di tích. Những người luôn tri ân lịch sử thì không thể nào quên Lung Lá Nhà Thể, cái nôi của cách mạng hai tỉnh Cà Mau- Bạc Liêu.
Ngày 16 tháng 6 năm 2007, được Uỷ ban nhân dân tỉnh Cà Mau công nhận di tích lịch sử cách mạng cấp tỉnh. Lung Là Nhà Thể là điểm đến tham quan của những du khách phương xa đến thăm và tìm hiểu về Cà Mau, Là nơi về nguồn giáo dục truyền thống cách mạng của Đảng bộ và nhân dân Cà Mau cho thế hệ trẻ hôm nay, là nơi ôn lại những tháng năm gian khổ của các cô chú đã một thời quên mình đấu tranh vì sự nghiệp giải phóng dân tộc thống nhất đất nước.
Tuy nhiên, với một công trình mang ý nghĩa lịch sử quan trọng của tỉnh Cà Mau nói riêng, nói chung Cà Mau- Bạc Liêu, mới được xây dựng cách nay không lâu (1997). Hiện trạng mặt bằng đang bị xuống cấp, những tấm đal lót trong khuôn viên bị lún sụp có thể bể bất cứ lúc nào, hàng rào bảo vệ chưa được xây hoàn chỉnh, đường vào khu di tích khoản 4km tính từ quốc lộ 1A có rất nhiều điểm hư hỏng người đi xe máy rất vất vã mới qua được, chiếc cầu bắt qua sông Rạch Rập tiến độ thi công còn quá chậm.
Lung Lá Nhà Thể là khu di tích lịch sử cách mạng cấp tỉnh, là nơi rất quan trọng để giáo dục truyền thống cách mạng của tỉnh nhà, với tầm quan trọng đó tôi khuyến nghị với các cơ quan chức năng nên quan tâm nhiều hơn với di tích này, có kế hoạch duy tu bảo dưỡng hàng năm, tránh để xuống cấp như hiện nay, đảng uỷ, chính quyền và các đoàn thể địa phương cần tuyên truyền sâu rộng hơn trong nhân dân về ý thức môi trường, tạo cảnh quan sạch đẹp trên đường đến khu di tích, để “cái nôi” của cách mạng hai tỉnh Cà Mau- Bạc Liêu mãi mãi luôn là ấn tượng khó quên của mọi người khi một lần được đến
Cách trung tâm thành phố Cà Mau 15 km về phía tây nam, di tích lịch sử cách mạng khu căn cứ tỉnh uỷ Lung Là Nhà Thể thuộc ấp Trần Độ xã Thạnh Phú huyện Cái Nước tỉnh Cà Mau, có thể nói đây là nơi đầu tiên dành cho những người bắt đầu tìm hiểu về truyền thống cách mạng của Đảng bộ và quân dân hai tỉnh Cà Mau- Bạc Liêu.
Nằm trên khuôn viên với diện tích 2.200 mét vuông, với bố cục hài hoà. Bia kỷ niệm, vườn hoa, cây xanh, phòng trưng bày hiện vật bổ sung di tích, tạo được ấn tượng đẹp cho người đến tham quan. Ấn tượng đầu tiên khi bước vào là bia kỷ niệm cao khoản 6m với hình cờ đỏ búa liềm ngự trị trên đỉnh bia, trụ trên ngôi sao vàng năm cánh, ở giữa là bức phù điêu do hoạ sĩ Lê Công Uẩn thể hiện, mang một ý nghĩa sâu sắc- Trong lòng Tổ quốc thân yêu, dưới ánh sáng của Đảng cộng sản Việt Nam, những người làm cách mạng được chở che bằng những rạng dừa nước quen thuộc, được nhân dân nuôi dưỡng bằng những sản vật từ chính thủa ruộng mảnh vườn của mình, tạo thêm sức mạnh cho họ đạp lên xiền xích nô lệ, cưởi lên làn sóng dữ nhấn chìm bọn cướp nước và bán nước. Đặc biệt khu di tích này được xây dựng trên chính nền nhà của đồng chí Trần Văn Thời, nguyên bí thư tỉnh uỷ Bạc Liêu (nay là Cà Mau- Bạc Liêu). Hiện vật sống còn lại hiện nay là cây me mà đồng chí Trần Thời đã trồng từ thời niên thiếu. Chính nơi đây, vào những năm cuối thập niên 30 của thế kỷ hai mươi, thực dân Pháp điên cuồng đàn áp phong trào cách mạng. Nhiều cơ sở cách mạng trong tỉnh bị lộ, bị phá hoại. Nhận thấy lợi thế bí mật của khu vườn nhà mình, tuy nằm cách thị trấn Cà Mau không xa nhưng có sông rạch chằng chịt, cây cối rậm rạp, nhất là những đám lá dừa nước um tùm dùng để ngụy trang rất tốt. Đồng chí Trần Văn Thời đã chủ động dùng ngôi nhà và khu vườn của gia đình mình làm nơi hoạt động của Đảng. Những năm 1938 - 1940, Lung Lá Nhà Thể là nơi hội họp của Chi bộ ấp Tân Hưng, Quận ủy Cà Mau. Nhiều lần, Đảng bộ tỉnh Bạc Liêu họp ở đây, có Xứ ủy Nam Kỳ tham dự. Sau đó, Lung Lá Nhà Thể trở thành cơ quan thường trực của Tỉnh ủy Bạc Liêu. Tháng 10-1938 Hội nghị đại biểu thành lập Tỉnh ủy lâm thời tỉnh Bạc Liêu cũng được nhóm họp tại đây. Đặc biệt, sự kiện có tính bước ngoặt của lịch sử địa phương mà nơi này chứng kiến là cuộc họp Ban Chấp hành Tỉnh ủy Bạc Liêu mở rộng, diễn ra ngày 26-11-1940, để triển khai quyết định của Xứ ủy về cuộc khởi nghĩa Nam Kỳ, khởi nghĩa Hòn Khoai. Hội nghị thống nhất phân khu vực khởi nghĩa tại Cà Mau - Bạc Liêu thành 3 khu vực và chọn Hòn Khoai là điểm khởi phát. Cuộc khởi nghĩa Hòn Khoai đã nổ ra đúng nửa đêm ngày 13-12-1940 và nhanh chóng giành thắng lợi. Thực dân pháp hoang mang cực độ. Mặc dù sau đó chúng tàn sát dã man những chiến sĩ tham gia cuộc khởi nghĩa, (trong đó có Phan Ngọc Hiển) nhưng tinh thần cuộc khởi nghĩa đã trở nên bất diệt với thời gian, ngày 13 tháng 12 hàng năm được chọn làm ngày truyền thống cách mạng của Đảng bộ, quân dân tỉnh Cà Mau. Sự nghiệp cách mạng tại địa phương thành công không thể không nhắc đến công lao của các chiến sĩ cách mạng thời tiền khởi nghĩa. Để ghi công của những chiến sĩ cách mạng trung kiên này, tên và hình ảnh gia đình của đồng chí Trần Văn Thời cùng các đồng chí luôn được lưu giữ tại nhà trưng bày trong khuôn viên khu di tích. Những người luôn tri ân lịch sử thì không thể nào quên Lung Lá Nhà Thể, cái nôi của cách mạng hai tỉnh Cà Mau- Bạc Liêu.
Ngày 16 tháng 6 năm 2007, được Uỷ ban nhân dân tỉnh Cà Mau công nhận di tích lịch sử cách mạng cấp tỉnh. Lung Là Nhà Thể là điểm đến tham quan của những du khách phương xa đến thăm và tìm hiểu về Cà Mau, Là nơi về nguồn giáo dục truyền thống cách mạng của Đảng bộ và nhân dân Cà Mau cho thế hệ trẻ hôm nay, là nơi ôn lại những tháng năm gian khổ của các cô chú đã một thời quên mình đấu tranh vì sự nghiệp giải phóng dân tộc thống nhất đất nước.
Tuy nhiên, với một công trình mang ý nghĩa lịch sử quan trọng của tỉnh Cà Mau nói riêng, nói chung Cà Mau- Bạc Liêu, mới được xây dựng cách nay không lâu (1997). Hiện trạng mặt bằng đang bị xuống cấp, những tấm đal lót trong khuôn viên bị lún sụp có thể bể bất cứ lúc nào, hàng rào bảo vệ chưa được xây hoàn chỉnh, đường vào khu di tích khoản 4km tính từ quốc lộ 1A có rất nhiều điểm hư hỏng người đi xe máy rất vất vã mới qua được, chiếc cầu bắt qua sông Rạch Rập tiến độ thi công còn quá chậm.
Lung Lá Nhà Thể là khu di tích lịch sử cách mạng cấp tỉnh, là nơi rất quan trọng để giáo dục truyền thống cách mạng của tỉnh nhà, với tầm quan trọng đó tôi khuyến nghị với các cơ quan chức năng nên quan tâm nhiều hơn với di tích này, có kế hoạch duy tu bảo dưỡng hàng năm, tránh để xuống cấp như hiện nay, đảng uỷ, chính quyền và các đoàn thể địa phương cần tuyên truyền sâu rộng hơn trong nhân dân về ý thức môi trường, tạo cảnh quan sạch đẹp trên đường đến khu di tích, để “cái nôi” của cách mạng hai tỉnh Cà Mau- Bạc Liêu mãi mãi luôn là ấn tượng khó quên của mọi người khi một lần được đến