Thứ Bảy, 20 tháng 9, 2008

KHI NGƯỜI CHỒNG TỐT NGOẠI TÌNH



Trong cuộc sống, có thể hiểu được khi một người đàn ông đào hoa, sống hời hợt hay tham lam dính vào ngoại tình. Nhưng thật khó lý giải khi người đàn ông nghiêm túc, một người chồng chỉn chu, cũng ngoại tình
Ngoại tình, càng yêu vợ hơn
Chồng của bạn tôi là một người đàn ông tốt, yêu bạn tôi say đắm. Bởi vậy, chúng tôi bình chọn anh ấy là người chồng mẫu mực. Bạn tôi có học thức, xinh xắn, đủ thông minh để biết anh ấy cần gì. Gia đình có hai đứa con ngoan ngoãn, học giỏi. Chồng bạn tôi kinh doanh, bạn tôi làm cô giáo.
Mỗi lần đi dạy xa một chút, người chồng lại lái xe chở vợ đến, đón vợ về. Thấy chồng xuống mở cửa xe và tươi cười cầm tay vợ, đám học viên trầm trồ: “Cô sướng thật!”. Chồng bạn tôi biết vợ là “lá ngọc cành vàng”, nên việc nặng trong nhà anh đều gánh vác hết. Thậm chí, tự ủi quần áo cho mình và xung phong ủi luôn áo dài cho vợ. Ai cũng thấy bạn tôi sướng và hạnh phúc, có người chồng tốt tính, yêu thương vợ.
Vậy nhưng, một hôm chúng tôi phát hiện anh ấy ngoại tình với một cô gái lớn hơn con gái vài tuổi, trình độ mới hết lớp 9, làm công nhân ở một khu công nghiệp. Điều gì đã xui khiến anh ấy “dại dột”? Không ai trong chúng tôi giải thích được. Vì sao anh ấy lại quyết định “dại dột”? Lại càng không có ai tìm được câu trả lời. Chỉ biết rằng, khi anh ấy có “bồ”, anh ấy lại càng tốt với bạn tôi hơn. Anh không quản đường xa, đưa đón bạn tôi đều đặn. Mỗi lần về quê “người ấy”, anh không quên rẽ vào chợ mua mấy con gà quê cho vợ, loại thực phẩm vợ rất thích.
Đáng nói hơn, không biết chồng mình ngoại tình, nên mỗi lần được anh xử sự, đối đãi tốt, bạn tôi đều vui vẻ gọi điện khoe với chúng tôi. Còn anh ấy thì ngược lại, biết rõ sự vụng trộm đã bị chúng tôi phát giác, nên mỗi lần gặp trong mắt anh ấy hiện lên một nỗi buồn và sự lo lắng. Anh ấy là một người đàn ông tốt đang ngoại tình.
Tôi có người bạn gái đã ly hôn. Bạn tôi thông minh sắc sảo, xinh đẹp và quý phái. Rất nhiều người đàn ông theo đuổi, trong đó có cả đàn ông đang có vợ. Rất bất ngờ, người chiến đấu kiên cường nhất để chiếm trái tim bạn tôi lại là người đàn ông đang có cuộc sống hạnh phúc nhất.
Anh ấy bắt đầu một chiến dịch bài bản bằng những cử chỉ, hành động tinh tế và chân thành: Hằng ngày, sau giờ làm việc anh đón con về nhà. Sau khi dặn dò cậu con trai mới lớn ăn uống học hành, anh ấy lao đến cổng cơ quan bạn tôi.
Suốt buổi tối, anh ấy đi chơi với bạn tôi như “gã độc thân”. Nhưng đúng 9 giờ rưỡi, anh ấy tất tả về nhà, ngồi ăn bát cơm vợ mình để dành, hỏi han công việc của vợ, việc trường lớp của con, mắc màn cho vợ và lẻn ra sân hút điếu thuốc rồi tranh thủ nhắn tin chúc bạn tôi ngủ ngon. Thứ Bảy hằng tuần, anh ta nói dối vợ là họp cơ quan để đưa bạn tôi đi mua sắm. Mua cho con gái bạn tôi gói bánh, thì cũng mua hộp kem về cho cậu con trai ở nhà.
Vợ anh ấy phát hiện anh ấy ngoại tình. Anh ấy là người đau khổ và “chịu trận” nhiều nhất. Tôi thấy anh ấy già hẳn đi vì suy nghĩ. Vừa thương vợ và hai cậu con trai đang tuổi ăn tuổi lớn, lại lo cho bạn tôi không chịu được sự cô đơn.
Hai năm chiến đấu giằng co, bây giờ anh ấy đã ly hôn vợ và ở với cậu con trai lớn. Bạn tôi cũng không có ý định lấy anh ấy vì cô con gái tuyên bố: Hoặc là con, hoặc là bố con bác ấy. Vậy là anh ấy vẫn cặm cụi lo cuộc sống cho mình và cậu con trai, tất bật với những công việc không tên cho mẹ con bạn tôi. Anh ấy vất vả, vì anh ấy là một người đàn ông tốt ngoại tình.
Phải hết sức khôn khéo để giữ chồng
Nhưng cũng có những người vì tốt mà không nỡ ngoại tình. Ông bạn học cùng tôi vốn là người được bạn bè gọi là nghiêm túc và chung thủy. Bỗng một ngày thấy xao xuyến trước cô bạn cùng cơ quan. Tin nhắn qua tin nhắn lại rồi một ngày bạn tôi quyết định mời cô ấy đi ăn tối. Họ hẹn nhau ở một nhà hàng sang trọng và kín đáo. Anh ta đến sớm và hồi hộp như ngày xửa ngày xưa hẹn với người mà bây giờ là vợ.
Đang “thả tâm hồn treo ngược cành cây”, theo dõi những người phục vụ hối hả chuẩn bị bàn ăn cho khách, anh ta chợt giật mình nhớ đến vợ. Giờ này chắc cô ấy cũng đang tất bật với công việc điều hành nhà hàng của mình. Tự nhiên anh ta bừng tỉnh và hối hận. Vội vã nhắn tin xin lỗi cô bạn và chạy ào về nhà. May mà anh ấy là người tốt, nếu không thì đã ngoại tình.
Khi người đàn ông tốt ngoại tình, họ vất vả hơn và bị lương tâm giằng xé hơn. Nếu bạn lấy được một người chồng tốt, bạn là người hạnh phúc và may mắn. Nhưng nếu người chồng tốt của bạn ngoại tình, bạn phải hết sức khôn khéo để giữ chồng mình, vì anh ấy tốt với bạn thì cũng tốt với người tình anh ấy.
Chuyên gia tâm lý Đinh Đoàn:
chỉ muốn thêm chứ không muốn mất!
Những người đàn ông này chỉ muốn thêm chứ không muốn mất! Một trong những hình thức ngoại tình tinh vi nhất, phổ biến nhất và cũng khó giải quyết dứt điểm nhất là những trường hợp người chồng ngoại tình, nhưng vẫn làm tròn trách nhiệm với vợ con.
Những người đàn ông ngoại tình kiểu này có một số biểu hiện tâm lý như sau:
Tâm lý “thêm chút nào, hay chút ấy”: Họ ngoại tình không phải vì chê vợ hay có những bất hoà, mâu thuẫn trong gia đình. Chỉ vì có cơ hội, họ xây dựng thêm mối quan hệ nữa ngoài vợ, giống như người vẫn trung thành với cơ quan nhà nước, nhưng ngoài giờ hành chính vẫn “làm thêm”.
Tâm lý “đổi món”: Cuộc sống vợ chồng đã trở nên nhàm chán, song không phải vì nhàm chán mà họ phá bỏ, bởi giữa người vợ và người chồng còn bao nhiêu ràng buộc khác. Họ đành thực hiện phương châm “ăn thêm” ở ngoài cho vui vẻ.
Tâm lý “bù đắp”: Vì lý do nào đó giữa vợ và chồng không có sự hoà hợp, người chồng không tìm cách cải thiện mối quan hệ gia đình, mà tìm cách “bù đắp” bằng việc cặp bồ để tìm kiếm những gì mà ở người vợ không có.

Thứ Năm, 11 tháng 9, 2008

NHÀ NGUYỄN

Nhà Nguyễn là triều đại phong kiến cuối cùng trong lịch sử Việt Nam, bắt đầu khi vua Gia Long lên ngôi năm 1802 sau khi đánh bại nhà Tây Sơn và chấm dứt khi vua Bảo Đại thoái vị vào năm 1945 – tổng cộng là 143 năm. Triều đại Nhà Nguyễn được ghi nhớ với các giai đoạn chính: giai đoạn độc lập (1802 - 1858), giai đoạn bị tấn công chiếm đất (1858 - 1887), giai đoạn thuộc Pháp (1887 - 1945).

Người khởi đầu cho sự nghiệp của nhà Nguyễn là Nguyễn Kim (1468 - 1545). Khi nhà Hậu Lê bị nhà Mạc cướp ngôi vào năm 1527, Nguyễn Kim chạy vào Thanh Hóa để chống lại nhà Mạc. Sau đó Nguyễn Kim còn kiếm được một người con của vua Lê cũ để nối tiếp nhà Lê, đây là Lê Trang Tông. Nhờ công này, Nguyễn Kim được vua phong chức Quốc công, trông coi tất cả quân đội. Nguyễn Kim sau bị người nhà Mạc dùng thuốc độc giết. Nguyễn Kim có hai người con trai là: Nguyễn Uông và Nguyễn Hoàng, cả hai đều được phong chức Quận công, nhưng binh quyền lọt vào tay người anh rể là Trịnh Kiểm. Trịnh Kiểm nắm quyền chỉ huy quân đội, trông coi tất cả mọi việc trong triều đình. Để giảm bớt quyền lực của họ Nguyễn, Trịnh Kiểm giết Nguyễn Uông. Lo sợ cho chính mình, Nguyễn Hoàng xin vào trấn đất Thuận Hóa, tức là miền nam của Việt Nam lúc đó (phần đất thuộc các tỉnh từ Quảng Bình đến Quảng Nam bây giờ), vào năm 1558 để tránh xa Chúa Trịnh.
Từ đó Nguyễn Hoàng lập nên căn cứ của mình tại phương nam, mở rộng ranh giới bằng cách xâm chiếm
Chiêm Thành, Lào, Chân Lạp, gây sức ép với các vua của Đế quốc Khmer để họ nhường đất của xứ Phù Nam cũ (tức là miền Nam Việt Nam bây giờ). Tuy nhiên, các chúa Nguyễn lúc đó về hình thức vẫn thần phục vua Lê và cũng chỉ xưng "Chúa" (Chúa Nguyễn), với Nguyễn Hoàng là người đầu tiên xưng là Chúa Tiên, và đặt tên cho vùng đất cai trị của mình là Đàng Trong.

Con của Nguyễn Hoàng là Nguyễn Phúc Nguyên, hay Chúa Sãi, lên ngôi chúa năm 1613, là người đầu tiên mang họ Nguyễn Phúc. Từ đó con cháu trong giòng họ này đều mang họ này.
Sáu đời sau
Nguyễn Phúc Khoát, lên ngôi vào năm 1738, là người đầu tiên xưng "vương" vì Chúa Trịnh tại phương bắc cũng đã xưng vương – vua Lê chỉ còn hư vị. Nguyễn Phúc Khoát xưng mình là Vũ Vương.
Sau khi Vũ Vương chết, theo di chúc người nối ngôi phải là
Nguyễn Phúc Luân nhưng một vị quan trong triều là Trương Phúc Loan lập Nguyễn Phúc Thuần, mới 12 tuổi, lên ngôi để nắm quyền. Nguyễn Phúc Thuần lên ngôi năm 1765, xưng là Định Vương.
Trương Phúc Loan là một người độc ác, tàn bạo nên dân chúng nổi lên khởi nghĩa, trong số đó là anh em
nhà Tây Sơn. Nhà Tây Sơn được lòng dân nên thế lực rất mạnh. Họ đánh bại quân chúa Nguyễn, bắt giết Định Vương Thuần và rất nhiều người trong họ Nguyễn Phúc. (Một người cháu, gọi Định Vương là chú, tên Nguyễn Phúc Dương lên nối ngôi nhưng cũng bị bắt giết cùng Phúc Thuần). Nhà Tây Sơn cũng đánh bại quân Trịnh và chiếm cả Thăng Long, nhưng họ lại giao trả đất phía bắc (Đàng Ngoài) lại cho vua Lê và rút quân về lo việc cai trị Đàng Trong.
Kể từ khi
Nguyễn Hoàng lên ngôi chúa năm 1558 đến khi Nguyễn Phúc Dương bị bắt năm 1777, các chúa Nguyễn đã cai trị Đàng Trong hơn 200 năm và mở mang biên giới về phía nam cho đến tận vịnh Thái Lan.
Phú Xuân rơi vào tay họ Trịnh, chúa Nguyễn Phúc Thuần cùng với Tân chính Vương Nguyễn Phúc Dương và gia quyến bị sát hại. Một người con của Nguyễn Phúc Luân là Nguyễn Phúc Ánh chạy thoát và được lập lên nối ngôi chúa, lúc bấy giờ mới 16 tuổi.

Sau khi củng cố lực lượng năm Canh Tý (1780) Nguyễn Phúc Ánh lên ngôi vương ở Gia Định. Trong 24 năm Nguyễn Phúc Ánh đã tham chiến nhiều lần với quân của nhà Tây Sơn, thường là bị thất bại và phải chạy trốn. Sau nhờ sự ủng hộ, nhất là về các vũ khí, của các nhà truyền giáo người Pháp (đặc biệt là sự giúp đỡ của Pigneau de Béhaine) đồng thời lúc đó vua Quang Trung đã mất, anh em nhà Tây Sơn cũng đang trong cảnh "huynh đệ tương tàn", Nguyễn Phúc Ánh đã đánh bại nhà Tây Sơn, thống nhất đất nước, mở đầu cho triều đại nhà Nguyễn.


Hiệu kỳ hoàng đế nhà Nguyễn từ 1802 đến 1885
Dưới triều Nguyễn, chức Tể tướng được bãi bỏ. Triều đình lập ra 6 bộ, đứng đầu mỗi bộ là quan Thượng Thư
Bộ Lại: coi việc khảo xét công trạng, thảo những tờ chiếu sắc...
Bộ Hộ: coi việc đinh điền thuế má, tiền bạc...
Bộ Lễ: coi việc tế tự, tôn phong, cách thức học hành thi cử...
Bộ Binh: coi việc binh lính...
Bộ Hình: coi việc pháp luật...
Bộ Công: coi việc làm cung điện, dinh thự...


Vua Gia Long sinh năm 1762, mất năm 1819, là con trai thứ ba của Nguyễn Phúc Luân, lên ngôi năm 1802, có 13 con trai và 18 con gái. Vua Gia Long cũng là người đặt tên nước là Việt Nam.
Vua Minh Mạng sinh năm
1791, mất năm 1840, là con trai thứ tư của vua Gia Long, lên ngôi năm 1820 (ngày 1 tháng giêng âm lịch) vì người anh cả là hoàng tử Cảnh lúc đó đã chết (các anh thứ hai và thứ ba chết lúc còn nhỏ), có 78 con trai và 64 con gái.
Vua Thiệu Trị sinh năm
1807, mất năm 1847, là con trai lớn của vua Minh Mạng, lên ngôi năm 1841 (ngày 1 tháng giêng âm lịch), có 29 con trai và 35 con gái.
Vua Tự Đức sinh năm
1829, mất năm 1883, là con trai thứ hai của vua Thiệu Trị, lên ngôi năm 1847, vì không có con nên nuôi 3 người cháu. Cả ba sau đều lên làm vua: Dục Đức, Đồng Khánh và Kiến Phúc.
Vua Dục Đức sinh năm
1852, mất năm 1883, là con trai trưởng (con nuôi) của vua Tự Đức, lên ngôi ngày 20 tháng 7 năm 1883 nhưng 3 ngày sau bị Nguyễn Văn TườngTôn Thất Thuyết truất phế rồi giết chết, có 11 con trai và 8 con gái. Dục Đức, vì ở trên ngôi có 3 ngày, không có thời giờ chọn niên hiệu; Dục Đức là tên của dinh thự của vị vua này. Miếu hiệu và thụy hiệu về sau mới được tôn xưng.
Vua Hiệp Hòa sinh năm
1847, mất năm 1883, là con trai thứ 29 của vua Thiệu Trị (tức là em của vua Tự Đức), lên ngôi ngày 30 tháng 7 năm 1883 nhưng 4 tháng sau bị Nguyễn Văn Tường và Tôn Thất Thuyết giết chết, không có con.
Vua Kiến Phúc sinh năm
1869, mất năm 1884, là con trai thứ ba (con nuôi) của vua Tự Đức, lên ngôi ngày 2 tháng 12 năm 1883 nhưng 8 tháng sau thì bị bệnh rồi chết, mọi việc đều được lo bởi Nguyễn Văn Tường và Tôn Thất Thuyết, không có con.
Vua Hàm Nghi sinh năm
1872, mất năm 1943, là cháu gọi vua Tự Đức là chú (có cùng cha với vua Đồng Khánh nhưng vua Đồng Khánh là con nuôi của vua Tự Đức), lên ngôi năm 1884 nhưng bị Pháp truất phế 1 năm sau đó vì mưu lược chống họ, có 1 con trai và 2 con gái. Sau khi bị truất phế vua Hàm Nghi tiếp tục việc chống Pháp nhưng bị bắt vào năm 1888 và bị Pháp đày sang Algérie.
Vua Đồng Khánh sinh năm
1864, mất năm 1889, là con trai thứ hai (con nuôi) của vua Tự Đức, lên ngôi năm 1885 nhưng sau 3 năm thì bị bệnh rồi chết, có 6 con trai và 3 con gái.
Vua Thành Thái sinh năm
1879, mất năm 1955, là con trai thứ bảy của vua Dục Đức (người làm vua chỉ trong 3 ngày), lên ngôi năm 1889 nhưng bị Pháp truất phế vào năm 1907 vì chống lại họ, có 16 con trai và nhiều con gái. Vào năm 1916 vua Thành Thái (cùng con là vua Duy Tân) bị Pháp đày sang đảo Réunion, nhưng được đón trở lại Việt Nam vào năm 1947.
Vua Duy Tân sinh năm
1899, mất năm 1945, là con trai thứ năm của vua Thành Thái, lên ngôi năm 1907 nhưng chỉ lo việc chống Pháp nên bị họ truất phế và đày sang đảo Réunion (cùng với cha là vua Thành Thái) vào năm 1916, có 3 con trai và 1 con gái.
Vua Khải Định sinh năm
1885, mất năm 1925, là con trai trưởng của vua Đồng Khánh, lên ngôi năm 1916 với ý định hòa hoãn với Pháp, chỉ có 1 con trai.
Vua
Bảo Đại sinh năm 1913, mất năm 1997, là con trai độc nhất của vua Khải Định, lên ngôi năm 1926 trong khi đang du học tại Pháp nên về Việt Nam 6 năm sau đó, có 2 con trai và 3 con gái. Ngày 11 tháng 3 năm 1945, triều đình hoàng đế Bảo Đại tuyên bố hủy bỏ Hòa ước Patenôtre ký với Pháp năm 1884, khôi phục chủ quyền Việt Nam. Nhà sử học Trần Trọng Kim được bổ làm Nội các Tổng trưởng, giao nhiệm vụ thành lập nội các vào ngày 17 tháng 4 và đặt quốc hiệu là Đế quốc Việt Nam. Vua Bảo Đại thoái vị ngày 30 tháng 8 năm 1945 và giữ chức "Cố vấn tối cao" cho chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa mới thành lập, nhưng chẳng bao lâu lại từ chức đi sống tại các nước ngoài. Bảo Đại trở lại Việt Nam với chức vụ Quốc trưởng Quốc gia Việt Nam vào năm 1948 nhưng lại bị mất quyền sau một cuộc trưng cầu dân ý trong năm 1956.

Chủ Nhật, 7 tháng 9, 2008

Thứ Năm, 4 tháng 9, 2008

TIN MỚI VỀ VỤ NGƯỜI LÀM CÔNG GIẾT CHÁU CHỦ NHÀ

Sáng ngày 1/9, tại cơ sở bán chả lụa Nam Hải, số 40 đường Hùng Vương, khóm 6, phường 5, TP Cà Mau (Cà Mau) do ông Nguyễn Văn Tung làm chủ đã xảy ra án vụ giết người cướp tài sản. Nạn nhân là anh Vũ Đình Hiệp (1982) quê ở Bà Rịa - Vũng Tàu (cháu của ông Tung). Sau khi nhận tin báo, Công an tỉnh Cà Mau phối hợp với Công an TP Cà Mau, tiến hành khám nghiệm hiện trường, thu thập thông tin.

Sau hơn 10 giờ điều tra, lực lượng công an đã bắt được 2 đối tượng gây án. Đó là Trần Nguyễn Bình Dân (SN 1989, làm công cho cơ sở bánh mì chả lụa Nam Hải) và Nguyễn Tiến Lên (1988) cùng ở xã Nguyễn Phích, huyện U Minh (Cà Mau). Qua điều tra, Dân cho biết Lên đang học lớp tin học kế toán khoá 8, Trường Kinh tế Kỹ thuật tỉnh Cà Mau. Theo lời khai ban đầu của Dân và thông tin từ người nhà ông Tung, khoảng 11h ngày 31/8, Lên đến nơi Dân đang làm thuê chơi. Thấy người nhà ông Tung có đeo nhiều vàng nên nảy sinh ý định chiếm đoạt tài sản. Sau đó, Lên rủ Dân đi chơi và bàn kế hoạch, Dân đồng ý và cả hai đi mua dao Thái Lan rồi hẹn nhau hành động. Đêm 31/9 trước khi đi ngủ Dân mở sẳn cửa sau nhà chờ Lên vào hành động . Được biết Dân và anh Hiền cùng ngủ chung giường, cùng nghủ phòng phía sau có một chị cùng làm công cho gia đình ông Tung trên người đeo khoản hơn cây vàng. Khoản 1giờ ngày 1/7 Lên lẻn vào cùng với Dân dùng dao Thái Lan thủ sẵn trong người đâm nhiều nhát vào người anh Hiệp đang ngủ, nghe tiếng động chị ngủ chung phòng tỉnh giấc la hoáng lên lúc này Lên bỏ chạy ra ngoài còn Dân cạy ra đập cửa kính và dùng dao tự đâm vào chân mình để tạo hiện trường giả, người nhà kêu xe chở anh Hiệp đi cấp cứu nhưng vì vết thương quá nặng anh Hiệp đã chết.


Sau khi khám nghiệm hiện trường và lấy lời khai nhân chứng, cơ quan cảnh sát điều tra, viện kiểm sát nhân dân tỉnh Cà Mau quyết định khởi tố vụ án giết người cướp của và ra lệnh bắt khẩn cấp Nguyễn Bình Dân và tiếp tục truy bắt tên đồng phạm Nguyễn Tiến Lên.